$833
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của K188. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ K188.Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 đến tháng 10.2020 thì đưa vào sử dụng.Công trình trạm bơm Mỹ Tài do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế là Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung, Công ty TNHH xây dựng Thủy Dương là đơn vị thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ lấy nước từ sông La Tinh. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của K188. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ K188.HLV Kim Sang-sik đã công bố danh sách đá chính của đội tuyển Việt Nam ở màn thư hùng với Thái Lan tại chung kết lượt đi AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (2.1) trên sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.Trong khung gỗ, Đình Triệu tiếp tục là lựa chọn số một. Thủ môn sinh năm 1992 đã bắt chính ở 2 trận bán kết với Singapore và trình diễn phong độ ổn định. Dù không có bề dày kinh nghiệm như Nguyễn Filip, nhưng Đình Triệu đã rất nỗ lực. "Tôi lựa chọn Đình Triệu vì cậu ấy giao tiếp tốt hơn với hàng phòng ngự", HLV Kim Sang-sik chia sẻ ở cuộc họp báo ngày 1.1. Ở hàng thủ, bộ ba Thành Chung, Tiến Dũng và Xuân Mạnh vẫn là bộ khung được ông Kim lựa chọn. Trong đó, vai trò trung vệ thòng ở giữa hàng thủ ba người đã được ấn định cho Thành Chung từ đầu giải. Ở hàng tiền vệ, Hoàng Đức (đội trưởng) và Ngọc Tân trấn giữ khu trung tuyến. Ở hai biên, Văn Vĩ (trái) và Văn Thanh (phải) sẽ đá chính.Trên hàng công, Ngọc Quang và Vĩ Hào đá tiền vệ tấn công để hỗ trợ cho trung phong Xuân Son. Như vậy, công thức 3-4-2-1 ở trận bán kết lượt đi và về được HLV Kim Sang-sik duy trì cho trận chung kết với Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam chỉ còn cách chức vô địch AFF Cup 2024 một cửa ải cuối cùng mang tên Thái Lan. Sau khi vượt qua Singapore ở bán kết, cũng như đứng đầu bảng đấu có Indonesia, Philippines, thầy trò HLV Kim Sang-sik đang tràn đầy hy vọng chạm tay vào chức vô địch sau 6 năm chờ đợi."Đội tuyển Thái Lan là ngọn núi lớn, nhưng làm gì có ngọn núi nào là không thể vượt qua? Mong rằng tôi sẽ đưa đội tuyển Việt Nam lên đỉnh cao. Hy vọng các cầu thủ thể hiện tốt", Kim Sang-sik chia sẻ.Sau 6 tháng huấn luyện, ông Kim đã hoàn thành mục tiêu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam, đó là lọt vào chung kết AFF Cup. Mục tiêu thứ hai là giúp Việt Nam chơi tốt trước Thái Lan, điều từng xảy ra trong lịch sử, nhưng không thường xuyên. Lần gần nhất đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan ở AFF Cup là vào năm 2008, ở trận chung kết lượt đi trên sân Rajamangala."Tôi hiểu rằng đây là trận 'derby Đông Nam Á'. HLV của Thái Lan là người Nhật, còn tôi là người Hàn, nên đây cũng là trận 'derby Đông Á' của 2 HLV. Song, chúng tôi từng đánh bại Singapore rồi (HLV Singapore là ông Tsutomu Ogura - người Nhật). Hy vọng tôi cùng học trò sẽ chơi tốt để thắng thêm một đội bóng nữa cũng được huấn luyện bởi HLV Nhật", HLV Kim Sang-sik tự tin.Đội tuyển Việt Nam chưa từng thắng Thái Lan ở AFF Cup suốt 16 năm qua. Trong đó ở cả 7 lần gặp gỡ gần nhất, Quang Hải cùng đồng đội toàn hòa và thua trước đội bóng xứ chùa vàng. Ở trận giao hữu hồi tháng 9 trên sân Mỹ Đình, Việt Nam mở tỷ số nhờ công Tiến Linh, nhưng sau đó thua ngược 1-2.Bên kia chiến tuyến, ông Masatada Ishii của đội tuyển Thái Lan nhấn mạnh: "Không thể so sánh đội tuyển Việt Nam hồi tháng 9 với lúc này được. Họ đã tiến bộ và thay đổi trong đội hình. Họ cũng sở hữu cầu thủ quan trọng nhất, là Nguyễn Xuân Son".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam️
Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về BHXH tự nguyện.Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2021 trở lại đây, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chững lại. Do đó, việc hỗ trợ tiền đóng là cần thiết để phát triển đối tượng tham gia BHXH đến năm 2030.Cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung nâng mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện và bổ sung nhóm đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cao hơn.Theo khoản 2 điều 31 luật BHXH quy định, người tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Mức hỗ trợ hiện nay đối với người tham gia BHXH tự nguyện là 99.000 đồng/tháng đối với người tham gia thuộc hộ nghèo và 82.500 đồng/tháng đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 33.000 đồng/tháng đối với người tham gia khác.Tại dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án quy định mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện theo hướng tăng mức hỗ trợ và mở rộng đối tượng được hỗ trợ.Phương án 1, tăng mức hỗ trợ từ 30% lên thành 50% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; tăng mức hỗ trợ từ 25% lên thành 40% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; bổ sung đối tượng được hỗ trợ là người thuộc dân tộc thiểu số, với mức hỗ trợ 30%; tăng mức hỗ trợ từ 10% lên thành 20% đối với người tham gia khác.Đánh giá tác động của phương án 1, Bộ LĐ-TB-XH cho hay, ước tính tổng số tiền ngân sách nhà nước cần bố trí trong giai đoạn 2025 - 2030 để hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện là 19.784 tỉ đồng, tương đương với số người tham gia BHXH tự nguyện của năm 2030 là 5,8 triệu người.Đối với phương án này, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (của quỹ BHXH). Ngoài việc tham gia để hướng đến việc thụ hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất thì người tham gia còn được hưởng chế độ thai sản (do ngân sách nhà nước đảm bảo). Do đó, lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện được tăng thêm nhiều hơn.Như vậy, mức hỗ trợ đối với người tham gia thuộc hộ nghèo sẽ tăng thêm 66,67%; mức hỗ trợ đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo sẽ tăng thêm 60%; và đối tượng khác tăng thêm 100% so với quy định hiện hành. Ngoài ra, bổ sung đối tượng tham gia là người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có mức hỗ trợ bằng mức hỗ trợ của hộ nghèo; đối tượng là người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ ở mức cao hơn so với nhóm đối tượng là người tham gia khác.Phương án 2, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất giữ nguyên mức hỗ trợ theo quy định hiện hành, chỉ bổ sung thêm nhóm đối tượng tham gia là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ ở mức cao hơn so với nhóm đối tượng khác và người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo có mức hỗ trợ bằng hộ nghèo.Đối với phương án 2, tổng kinh phí ngân sách nhà nước cần bố trí thêm để thực hiện việc bổ sung hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng bổ sung theo phương án này là 882 tỉ đồng, tương đương khoảng 150 tỉ đồng/năm.Theo cơ quan soạn thảo, phương án 2 về cơ bản chỉ tác động đến người tham gia là người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo cho nên khuyến khích đối tượng này tham gia BHXH. Tuy nhiên, việc tham gia của các đối tượng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Cạnh đó, trong giai đoạn này tác động của việc thực hiện chính sách theo phương án 2 đến hiệu quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn chưa cao. ️
Ngày hội thu hoạch khoai tây tại Trung tâm học thuật PepsiCo (H.Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) 14.3, có sự tham gia của hàng trăm nông dân các tỉnh phía Bắc chứng kiến thành quả mô hình trồng khoai tây kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao vào canh tác giảm phát thải, phát triển bền vững.Có 10 ha tham gia mô hình, ông Doãn Thế Anh, khu phố Yên Lâm, P.Bằng An (TX.Quế Võ), cho biết lần đầu tiên thử nghiệm trồng khoai tây kiểu mới, nhiều hộ ngỡ ngàng khi không phải ra đồng làm việc nhiều như trước đây. Mỗi luống khoai tây đều có hệ thống tưới tự động, cảm biến theo dõi sức khỏe cây, diễn biến sâu bệnh dịch hại... Không tốn nhiều công lao động, phun thuốc nhưng cây khoai tây luôn xanh tốt, giảm sâu bệnh. Cũng theo ông Anh, bất ngờ nhất là khi thu hoạch, năng suất cao hơn 2 lần. Trước đây, năng suất khoai tây ở địa phương đạt từ 15 - 18 tấn/ha khi ứng dụng công nghệ cao tăng lên 36 - 38 tấn/ha, có thửa ruộng đạt 40 tấn/ha."Chi phí sản xuất giảm, năng suất khoai cao nên chúng tôi lãi 30 - 40%, tương đương từ 140 - 150 triệu đồng/ha", ông Anh nói.Có 15 ha canh tác khoai tây bền vững, ông Đoàn Trường Vinh (H.Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), chia sẻ trước đây gia đình chỉ quen canh tác theo lối cũ khi được hướng dẫn áp dụng kỹ thuật, dùng giống mới thì hiệu quả kinh tế vượt trội. "Vừa rồi thu hoạch, năng suất đạt trung bình 25 tấn/ha, mỗi ha lãi gần 100 triệu đồng, được bao tiêu đầu ra nên chúng tôi rất yên tâm, tự tin sản xuất", ông Vinh nói.Dự án sản xuất khoai tây bền vững do PepsiCo, Syngenta và các đối tác: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), Yara, Netafim, Khang Thịnh, Novacid, Mimosatek, Viettransco, Đức Minh, USAID-Resonance - dự án GDA và Dự án She Feeds The World (SFtW) của tổ chức CAREVN triển khai tại Tây nguyên từ năm 2019 mang lại những kết quả vượt trội. Khởi đầu với 400 ha, chỉ sau 5 năm, diện tích trồng khoai tây bền vững tăng lên 1.700 ha (năm 2024), năng suất trung bình 30 - 34 tấn/ha, cao hơn nhiều so với phương pháp canh tác truyền thống.Từ vụ đông xuân 2024 - 2025, mô hình được mở rộng ra phía Bắc với 320 ha. Trong vụ đầu tiên, năng suất khoai trung bình đạt 23 - 26 tấn/ha, cao hơn 8 tấn/ha so với các vụ trước và chi phí sản xuất giảm nhờ áp dụng hệ thống tưới nước chính xác tiết kiệm 3.170 m2 nước/ha. Trước Bắc Ninh, mô hình được thí điểm trong vụ đông xuân 2023 - 2024 tại Thanh Hóa, Hải Dương đạt năng suất cao nhất 35 tấn/ha.Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại và Phát triển bền vững, Công ty Syngenta Việt Nam, ở mô hình trồng khoai tây bền vững, Syngenta Việt Nam được giao triển khai nhiều giải pháp tiên tiến để giữ cho cây khoai tây luôn khỏe mạnh, bộ lá xanh tốt, kiểm soát dịch bệnh để giảm số lần phun thuốc, giảm lượng thuốc sử dụng và kéo dài thời gian thu hoạch từ 7 - 10 ngày và năng suất tăng tối thiểu 15%.Trong đó, quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) giúp giảm 2 lần phun thuốc/vụ, đảm bảo hiệu quả bảo vệ cây trồng và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Giải pháp ứng drone trong phun thuốc giúp nông dân tiết kiệm hơn 10 lần lượng nước pha thuốc so với phương pháp truyền thống, giảm chi phí sản xuất."Áp dụng canh tác bền vững, khoai tây có năng suất, chất lượng rất cao. Củ to đồng đều, đảm bảo không còn tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu của PepsiCo đối với nguyên liệu đưa vào nhà máy chế biến", ông Tuấn nói.Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khẳng định mô hình chuỗi giá trị khoai tây bền vững do PepsiCo Foods, Syngenta và các đối tác không chỉ thúc đẩy nông nghiệp xanh mà còn đặt nền móng cho Đề án Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm tại Việt Nam (FIH-V) hướng đến mở rộng mô hình, ứng dụng công nghệ tiên tiến và tạo ra giá trị bền vững cho ngành khoai tây Việt Nam.Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Việt Hà, Tổng Giám đốc Công ty thực phẩm PepsiCo Việt Nam, cho rằng không chỉ mang đến những sản phẩm chất lượng PepsiCo cam kết đảm bảo nguyên liệu đầu vào được sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường."Chuỗi giá trị khoai tây bền vững được mở rộng giúp chúng tôi chủ động nguồn cung, chuẩn bị vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy mới tại Hà Nam sắp khai trương, góp phần xây dựng một ngành nông nghiệp giảm thiểu tác động đến môi trường, phù hợp với chiến lược phát triển xanh của Việt Nam. Chúng tôi tự hào được tiên phong đóng góp vào sáng kiến FIH-5 ý nghĩa của Việt Nam".Cùng ngày, nhóm công tác PPP về Rau quả và Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), Bộ Nông nghiệp và Môi trường đồng tổ chức hội nghị: Hiện thực hóa kế hoạch FIH-V 2025 nhằm phổ biến, trao đổi kế hoạch triển khai xây dựng chuỗi giá trị rau quả bền vững, đổi mới sáng tạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và thích ứng biến đổi khí hậu. ️